Mỗi ngày một bài toán 01
Bài toán. Cho hàm số y=x^3 - 3x^2 - 6x + 1 có đồ thị là đường cong (C). Từ điểm A(-4,-3) kẻ được ba tiếp tuyến đến (C). Viết phương trình parabol (P) đi qua ba tiếp điểm.
Giải.
Giả sử x_0 là hoành độ tiếp điểm kẻ từ A. Phương trình tiếp tuyến của (C) tại điểm có hoành độ x_0 là
d \colon y = (3x_0^2 - 6x_0 - 6)(x - x_0) + x_0^3 - 3x_0^2 - 6x_0 + 1.
Vì d đi qua A(-4,-3) nên ta suy ra
2x_0^3 + 9x_0^2 - 24x_0 - 28 = 0. (1)
Mà y_0 = x_0^3 - 3x_0^2 - 6x_0 + 1 nên ta rút x_0^3 sau đó thay vào (1) để được
y_0 = - \frac{15}{2} x_0^2 - 6x_0 - 15.
Vậy ba tiếp điểm trên cùng thuộc parabol (P)\colon y=-\frac{15}{2}x^2 + 6x + 15.
Nhận xét. Rõ ràng (1) là phương trình hoành độ giao điểm của ba tiếp điểm kẻ từ A đến (C). Tuy nhiên các hoành độ này là xấu và do đó rất khó để xác định toạ độ của ba tiếp điểm. Ở đây ta sử dụng hướng đi trung gian để tìm ra phương trình parabol (P) đi qua chúng.
Một số bài toán tương tự:
Bài 1.1. Viết phương trình đường thẳng đi qua hai điểm cực trị của đồ thị hàm số y=x^3-2x^2-x+1.
Bài 1.2. Cho hàm số y=x^3 -3x + 1 có đồ thị là đường cong (C). Giả sử một đường thẳng d cắt (C) tại ba điểm A, B, C. Qua A, B, C lần lượt kẻ các tiếp tuyến với (C) và cắt lại (C) tại A_1, B_1, C_1 tương ứng. Chứng minh rằng A_1, B_1, C_1 thẳng hàng.
Bài 1.3. Cho hàm số y = f(x) = 2x^3 - 2x^2 - 9x + 9 có đồ thị là đường cong (C). Tính diện tích hình phẳng giới hạn bởi (C) trục hoành Ox.
Giải. Giải phương trình f(x) = 0 ta được ba nghiệm a < b=1 < c. Khi đó đáp số cần tìm là
S= \int_a^b f(x)dx + \int_b^c [-f(x)]dx= 2g(b)-g(a)-g(c),
với g(x) = \frac{1}{2} x^4 - \frac{2}{3} x^3 - \frac{9}{2}x^2 + 9x là một nguyên hàm của f(x).
Thực hiện chia đa thức g(x) cho f(x) ta được
g(x) = f(x)\cdot \left( \frac{x}{4}-\frac{1}{12}\right) - \frac{29}{12}x^2+6x+\frac 3 4.
Vì a, b, c là nghiệm của f(x) nên f(a)=f(b)=f(c)=0. Do đó
g(a)+g(b)+g(c) = -\frac{29}{12} (a^2 + b^2 + c^2)+6(a+b+c)+\frac 9 4 = -\frac{191}{12}.
Do vậy S=3g(1) - [g(a)+g(b)+g(c)] = \frac{347}{12}.
Lời giải trên có phần rườm rà bởi lẽ phương trình f(x)=0 có nghiệm tường minh a=-\frac{3}{\sqrt 2}, b=1, c=\frac{3}{\sqrt 2} là những con số tương đối thuận lợi cho tính toán. Tuy nhiên lời giải trên cho thấy, không cần thiết phải tìm a và c mà chỉ cần biết nghiệm ở giữa b là đủ. Hướng giải trên cho phép ta đi tiếp với bài toán tổng quát hơn:
Bài 1.4. Cho hàm số y= f(x) = ax^3 + bx^2 + cx - (a + b + c) (a>0) có đồ thị là đường cong (C) thoả mãn điều kiện 3a + 2b + c < 0.
a) Chứng minh rằng phương trình f(x)=0 có ba nghiệm thực phân biệt.
b) Tính diện tích phần hình phẳng giới hạn bởi (C) và trục hoành.
Đáp số: S=-\frac 9 4 a - 3b - \frac 3 2 c - \frac{1}{12a^3} (12a^2b^2-6a^2c^2-b^4+6ab^2+12a^2bc).
Đặc biệt, khi b=0 thì S=\frac 1 2 \frac{c^2}{a} - \frac 9 4 a - \frac 3 2 c > \frac{27}{4} a.
No comments:
Post a Comment