Processing math: 100%

Sunday, May 7, 2023

Chứng minh một tập hợp là tập N*

Bài toán. Cho tập hợp \emptyset \neq A \subset \mathbb N^* thỏa mãn điều kiện: Nếu a\in A thì 4a\in A\lfloor \sqrt a \rfloor \in A (ký hiệu \lfloor x \rfloor để chỉ số nguyên dương lớn nhất không vượt quá x). Chứng minh rằng A=\mathbb N^*.

Giải. Gọi a_0 \in A là phần tử bé nhất của A. Nếu a_0 > 1 thì A \ni \lfloor \sqrt a_0 \rfloor \leq \sqrt a_0 < a_0, một mâu thuẫn.

Vậy a_0 = 1\in A. Từ đó 4^n \in A, \forall n\in \mathbb N, suy ra 2^n \in A, \forall n\in \mathbb N. Vậy nên

\left\lfloor (2^n)^{\tfrac 1 {2^m}} \right\rfloor \in A, \quad \forall m, n\in \mathbb N.

Lấy k là một số nguyên dương bất kỳ. Ta sẽ chứng minh tồn tại m, n để k có dạng trên. 

Muốn vậy,

k\leq (2^n)^{\tfrac 1 {2^m}}<k+1,

tương đương

2^m \log_2 k \leq n < 2^m \log_2 (k+1).

Để tồn tại số tự nhiên n thì hiệu hai số ở hai bên lớn hơn 1, tức là

2^m \log_2 \frac {k+1}{k} > 1.

\log_2 \frac {k+1} k > 0 nên vế trái lớn tùy ý, do đó ta luôn chọn được số nguyên dương m thỏa mãn bất đẳng thức trên. Khi đó số nguyên dương n tồn tại. Vậy nên k \in A.

Nói cách khác \mathbb N^* \subset A\subset \mathbb N^*. Vậy A=\mathbb N^*.

No comments:

Post a Comment

Một chút lượng giác

Bài toán.  Cho các số thực a,b,c thoả mãn \sin a+\sin b+\sin c\geq \frac 32. Chứng minh rằng $$\sin\left( a-\frac{\pi}6\right)+\sin\left...