Processing math: 0%

Tuesday, May 9, 2023

Tính giá trị hàm số nhờ Định lý giá trị trung gian

Bài toán. Cho f là hàm số liên tục trên \mathbb R thỏa mãn f(2024) = 2023f(x)f(f(f(f(x))))=1, \quad \forall x\in \mathbb R.
Tính f(2022).

Giải. Ký hiệu E là miền giá trị của f
Từ giả thiết ta có f(2024)=2023f(f(f(2023))) = \frac 1 {2023}
Hơn nữa, vì f là hàm số liên tục trên \mathbb R nên f nhận mọi giá trị trung gian ở giữa \frac 1 {2023}2023.
Nói cách khác,
M := \left[ \frac 1 {2023}, 2023\right] \subset E.
Khi đó
f(f(f(x))) = \frac 1 x, \forall x\in M.
Từ đây dễ thấy f:M\rightarrow \mathbb R là một đơn ánh. Mà f liên tục nên f là hàm đơn điệu thực sự. Hơn nữa, f là hàm số giảm trêm M.
Nếu tồn tại x_0\in M sao cho f(x_0) < \frac 1 {x_0} thì
f(f(x_0)) > f\left( \frac 1 {x_0} \right).
Tác dụng tiếp hai vế cho f\circ f, ta có
f\left( \frac 1 {x_0}\right) > x_0.
Như vậy f(f(x_0)) > x_0, lại suy ra
\frac 1{x_0} = f(f(f(x_0))) < f(x_0),
một mâu thuẫn. Tương tự, không tồn tại x_0\in M sao cho f(x_0) > \frac 1 {x_0}.
Vậy nên
f(x) = \frac 1 x, \quad \forall x\in M.
Nói riêng, f(2022) = \frac{1}{2022}.

No comments:

Post a Comment

Một chút lượng giác

Bài toán.  Cho các số thực a,b,c thoả mãn \sin a+\sin b+\sin c\geq \frac 32. Chứng minh rằng $$\sin\left( a-\frac{\pi}6\right)+\sin\left...