Mỗi ngày một bài toán 08
Bài toán. (Philippines MO (PMO) National Stage 2022)
Tìm số nguyên dương n sao cho tồn tại n số nguyên dương phân biệt không quá n^2 với tổng các nghịch đảo của chúng bằng 1.
Lời giải.
Với n=1, ta có 1=\frac 1 1.
Với n=2, phương trình \frac 1 a + \frac 1 b = 1 hay (a-1)(b-1)=1 không có nghiệm nguyên dương phân biệt.
Với n=3, ta có 1=\frac 1 2 + \frac 1 3 + \frac 1 6.
Với n=4, ta có 1=\frac 1 2 + \frac 1 3 + \frac 1 {10} + \frac 1 {15}.
Xét n>4. Đẳng thức dưới đây cho phép ta mở rộng từ một tổng của t số hạng nghịch đảo thành tổng của t+r số hạng nghịch đảo:
\frac 1 k = \frac 1 {k+r} + \frac 1 {k(k+1)} + \frac 1 {(k+1)(k+2)}+\cdots + \frac 1 {(k+r-1)(k+r)}.
Xét hai trường hợp của n.
1) n là tích của hai số nguyên dương liên tiếp.
Áp dụng đẳng thức trên với k=3, r=n-4, ta có
1=\frac 1 2 + \frac 1 {10} + \frac 1 {15} + \frac 1 {n-1} + \frac 1 {3\cdot 4} +\cdots + \frac 1 {(n-2)(n-1)}.
Vì n là tích của hai số nguyên liên tiếp nên n-1 khác n-1 số nguyên dương còn lại. Hơn nữa, bản thân n-1 số nguyên dương ấy cũng đôi một khác nhau.
2) n không là tích của hai số nguyên dương liên tiếp.
Áp dụng đẳng thức trên với k=3, r=n-3, ta có
1=\frac 1 2 + \frac 1 {6} + \frac 1 {n} + \frac 1 {3\cdot 4} +\cdots + \frac 1 {(n-1)n}.
Vì không là tích của hai số nguyên dương liên tiếp nên n khác n-1 số nguyên dương còn lại.
Kết luận: Tất cả số nguyên dương n\neq 2 thoả mãn bài toán.
i) Mỗi biểu diễn ứng với từng giá trị của n dĩ nhiên không phải là duy nhất. Chẳng hạn với n=4 thì
1=\frac 1 2 + \frac 1 4 + \frac 1 6 + \frac 1 {12} = \frac 1 2 + \frac 1 3 + \frac 1 {10} + \frac 1 {15}=\frac 1 2 + \frac 1 3 + \frac 1 8 + \frac 1 {24} = \cdots
ii) Có tồn tại không một cách xây dựng n số nguyên dương đôi một phân biệt, cho phép vượt qua n^2, sao cho tổng các nghịch đảo của chúng bằng 1 không? Nói cách khác, bỏ đi yêu cầu "không vượt quá n^2" thì bài toán có dễ đi nhiều không?
No comments:
Post a Comment