Loading [MathJax]/extensions/MathEvents.js

Sunday, April 23, 2023

Tích phân và bài toán chuyển động xe lửa

Mỗi ngày một bài toán 10

Bài toán. Một người quan sát một tàu hoả bắt đầu chuyển động. Người này nhìn thấy toa tàu thứ nhất đi ngang qua sau thời gian t_1. Hỏi toa thứ n đi qua người đó sau thời gian bao lâu, nếu gia tốc a của đoàn tàu thay đổi theo quy luật a=kt.

Giải.

\frac {dv}{dt} = a=kt nên dv=ktdt. Lấy tích phân hai vế ta được

v=\frac{kt^2}{2}+C.

Vì tàu đứng yên tại thời điểm t=0 nên C=0. Do đó v=\frac{kt^2}2.

\frac {ds}{dt} = v=\frac{kt^2}2 nên ds=\frac k 2 t^2dt. Lấy tích phân hai vế ta được

s=\frac{kt^3}{6}+C.

Vì tàu đứng yên tại thời điểm t=0 nên C=0. Do đó s=\frac{kt^3}6.

Gọi l là độ dài một toa tàu. Ta có l=\frac{kt_1^3}6, suy ra

k=\frac{6l}{t_1^3}.

Vậy s=\frac{lt^3}{t_1^3}.

Ký hiệu t_n là thời gian n toa đầu tiên chạy qua người quan sát. Khi đó

nl=\frac{lt_n^3}{t_1^3}\Rightarrow t_n=t_1\sqrt[3]{n}.

Thời gian toa thứ n chạy qua người quan sát là

t_n-t_{n-1}=t_1\left(\sqrt[3] n -\sqrt[3]{n-1}\right).

No comments:

Post a Comment

Một chút lượng giác

Bài toán.  Cho các số thực a,b,c thoả mãn \sin a+\sin b+\sin c\geq \frac 32. Chứng minh rằng $$\sin\left( a-\frac{\pi}6\right)+\sin\left...