Processing math: 0%

Sunday, April 23, 2023

Thử đặt vấn đề từ một câu hỏi ôn thi THPTQG

Mỗi ngày một bài toán 12

Bài toán. Cho hàm số y=ax^2+b, với ab<0 có đồ thị là parabol (P). Xác định đường tròn tiếp xúc trong với (P) và trục hoành.

Giải. Nhận xét rằng do (P) đối xứng qua trục tung nên tâm I của đường tròn nằm trên Oy. Khi đó IO=|r| là bán kính của đường tròn.

Xét A(x_0, ax_0^2 + b)\in (P). Tiếp tuyến của (P) tại A có phương trình là

\Delta\colon 2ax_0x - y - ax_0^2+b=0.

Khi đó A là tiếp điểm của đường tròn (I,r)(P) khi và chỉ khi IA=|r| (1) và IA\perp \Delta (2).

Từ (2) suy ra \overrightarrow{IA}=(x_0, ax_0^2+b-r) là vector pháp tuyến của \Delta. Do đó

\frac{x_0}{2ax_0}=\frac{ax_0^2+b-r}{-1}.

Từ đó rút ra được 

x_0^2 = \frac r a - \frac b a - \frac 1 {2a^2}.

Mặt khác từ (1) cho ta

x_0^2 + (ax_0^2 + b - r)^2 = r^2.

Thay x_0^2 bởi kết quả ở trên, ta đưa về phương trình bậc hai ẩn r như sau:

r^2 - \frac 1 a r + \frac b a + \frac 1 {4a^2} = 0.

Giải ra được

r=\frac 1 {2a} \pm \sqrt{-\frac b a}.

Dấu \pm chứng tỏ có hai đường tròn thỏa mãn đề bài. 

Xem minh họa bằng đồ thị với (a,b) = (-\frac 1 2,8) như hình vẽ dưới đây.



No comments:

Post a Comment

Một chút lượng giác

Bài toán.  Cho các số thực a,b,c thoả mãn \sin a+\sin b+\sin c\geq \frac 32. Chứng minh rằng $$\sin\left( a-\frac{\pi}6\right)+\sin\left...