Hoang's Blog
Thursday, July 13, 2023
Một chút lượng giác
Monday, July 10, 2023
Giải PT bằng hàm ngược
Bài toán. Giải phương trình $$x^9+\frac 9 8 x^6 + \frac {27}{64}x^3-x+\frac{219}{512}=0.$$
Giải.
Phương trình viết lại thành
$$\left( x^3 +\frac 3 8\right)^3 = x-\frac 3 8$$
$$ x^3 +\frac 38 =\sqrt[3]{x-\frac 38}$$
hay
$$f(x)=f^{-1}(x),$$
với $f(x)=x^3+\frac 3 8.$ Vì đồ thị hàm số $y=f(x)$ và $y=f^{-1}(x)$ đối xứng nhau qua đường thẳng $y=x$ nên kết quả trên tương đương
$$f(x)=x.$$
Giải phương trình bậc ba này, ta tìm được ba nghiệm
$$x=\frac12, x=\frac{-1\pm \sqrt{13}}4.$$
Saturday, July 8, 2023
Giải PT bằng HPT
Friday, July 7, 2023
PTVP trong đề thi THPTQG
Bài toán. (TN THPT QG 2023, Mã đề 123, Câu 42)
Cho hàm số $f: (0,+\infty)\rightarrow (0,+\infty)$ có đạo hàm trên khoảng đó và thoả mãn
$$f(x)\ln f(x) = x[f(x)-f'(x)],\quad \forall x\in (0,+\infty).$$
Cho biết $f(1)=f(3)$. Tính $f(2)$.
Nhận xét.
Để ý $$[\ln f(x)]' =\frac{f'(x)}{f(x)}.$$
Đồng thời giả thiết hàm $f$ nhận giá trị dương còn là một gợi ý cho việc chia hai vế cho $f(x)$.
Giải.
Giả thiết bài toán tương đương
$$\ln f(x) = x - x\cdot \frac{f'(x)}{f(x)}$$
$$(x)'\ln f(x)+x\cdot [\ln f(x)]'= x$$
$$[x\ln f(x)]'=x$$
$$ x\ln f(x) = \frac {x^2} 2 + C.$$
$$ f(x) = \exp (\frac x 2 + \frac C x).$$
Do $f(1)=f(3)$ nên
$$\frac 1 2 + C = \frac 3 2 + \frac C 3.$$
Giải ra $C=\frac 3 2.$ Vậy
$$ f(x) = \exp (\frac x 2 + \frac 3 {2x}), \forall x\in (0,+\infty).$$
Khi đó $f(2)= e^{\tfrac 7 4}\approx 5.75$.
Ranh giới mong manh giữa thực và ảo
$$ P(x) = x^3 -4x^2 +6x +k$$
có ba nghiệm $a, b, c$ thoả mãn
$$\frac 1 {a^2+ b^2} + \frac 1 {b^2+c^2} + \frac 1 {c^2+ a^2}=\frac 1 3.$$
Giải.
Theo Định lý Viete, $$a^2 + b^2 + c^2 = 4^2-2\cdot 6= 4.$$
Chú ý
$$\frac 4 {4-x^2} = \frac 1 {2-x} - \frac 1 {-2-x}.$$
Giả thiết bài toán viết lại thành
$$\frac {P'(2)}{P(2)} - \frac{P'(-2)}{P(-2)}=\frac 4 3$$
hay
$$\frac 2 {k+4} - \frac {34}{k-36}=\frac 4 3.$$
Giải được $k=2$ hoặc $k=6$.
Lời giải trên có vấn đề gì không?
Thursday, July 6, 2023
Đa thức bậc ba có ba nghiệm trên một đường tròn
Bài toán. Cho đa thức hệ số phức $$f(x)=x^3+ax^2+bx+c.$$
Giả sử $f(x)$ có ba nghiệm với cùng modulus (mô-đun).
a) Chứng minh rằng $a=0$ khi và chỉ khi $b=0$.
b) Tồn tại hay không một đa thức $f(x)$ thoả mãn bài toán với $(a,b)\neq (0,0)$.
Giải.
a) Giả sử $p, q, r$ là ba nghiệm của $f(x)$ sao cho $$|p|=|q|=|r|=:k.$$
Nếu $k=0$ thì $p=q=r=0$. Theo Định lý Viete, $a=b=0.$
Nếu $k>0$, ta có $p,q,r\neq 0$ và
$$p\bar p = q\bar q = r\bar r = k^2.$$
Khi đó các điều sau là tương đương
i) $p+q+r=0$;
ii) $\bar p + \bar q + \bar r = 0$;
iii) $k^2 \left( \frac 1 p + \frac 1 q + \frac 1 r \right) =0$;
iv) $ \frac 1 p + \frac 1 q + \frac 1 r =0$;
v) $pq+qr+rp=0$;
vi) $b=0$.
b) Câu trả lời là có. Chẳng hạn chọn $f(x)=(x-1)^3$ hoặc $f(x)=(x-1)(x^2 + 1).$
Saturday, May 13, 2023
Cực trị tổ hợp với bảng
Bài toán. Cho một bảng vuông $3\times 3$. Điền vào mỗi ô trong bảng một trong các số từ $1$ đến $9$ sao cho hai ô bất kỳ được điền khác nhau và tổng của bốn ô con $2\times 2$ là bằng nhau. Tìm giá trị lớn nhất của tổng các số trong mỗi ô con $2\times 2$.
Giải.
Giả sử bảng được điền theo dạng sau:
a b c
d e f
g h i
Theo giả thiết
$$M:=a+b+d+e = b + c + e + f = d + e + g + h = e + f + h + i.$$
Khi đó
$$4M = (a + b + c + d + e + f + g + h + i) + 3e + b + d + h + f$$
$$\leq 45 + 3\times 9 + 8 + 7 + 6 + 5 = 98.$$
Do đó $M \leq 98/4 = 24,5$. Vì $M$ là số nguyên nên $M\leq 24.$
Ta chỉ ra một trường hợp xảy ra dấu bằng:
$4$ $8$ $1$
$3$ $9$ $6$
$5$ $7$ $2$
Một chút lượng giác
Bài toán. Cho các số thực $a,b,c$ thoả mãn $\sin a+\sin b+\sin c\geq \frac 32$. Chứng minh rằng $$\sin\left( a-\frac{\pi}6\right)+\sin\left...
-
Mỗi ngày một bài toán 02 Trong bài viết "Sứ mệnh phi thường của số $\sqrt 2$" ( Tạp chí Pi tháng 5/2019 ), tác giả đã đưa ra một t...
-
Bài toán 1. (Olympic 30/4/2023, lớp 11) Cho \( a < b < c \) là ba nghiệm thực của phương trình \(8x^3 - 4x^2 - 4x + 1=0\). a) Lập phư...
-
Bài toán. Có một chai trong đó có một ít nước (không ngập không quá thân chai). Một học sinh đo đường kính của đáy chai bằng $r$ cm, đo chi...